Chú thích Ngũ Hành Sơn

  1. Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, bản dịch của Phan Đăng, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2005, tr. 227.
  2. Quốc triều sử toát yếu, Nhà xuất bản Văn học, 2002, tr. 167.
  3. Núi Dương Hỏa và núi Âm Hỏa chính là hai ngọn của núi Hỏa Sơn.
  4. 1 2 Đại Nam dư địa chí ước biên, tr. 95.
  5. Albert Sallet là bác sĩ và là nhà nghiên cứu dân tộc học tại xứ Trung Kỳ ở cuối thế kỷ 19. Ông đã bỏ thời gian lưu lại nơi đây và hoàn thành thiên biên khảo "Les Montagnes Marble" (Những ngọn núi cẩm thạch) viết về vùng sơn thủy hữu tình đầy huyền tích này .
  6. 1 2 3 Theo Nguyễn Quang Trung Tiến, Gìn giữ khí thiêng Ngũ Hành Sơn đăng trên báo Đà Nẵng. Báo Giác Ngộ online đăng lại ngày 28 tháng 4 năm 2009 .
  7. Từ trên ngọn Thủy Sơn, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy sông Túy Loan, sông Hàn đẹp như tranh vẽ; hay ra Vọng Giang Đài ngắm nhìn bãi biển Non Nước.
  8. 1 2 Quách Tấn, Bước lãng du, tr. 227.
  9. Vọng Giang Đài chỉ là một tiểu đình. Trong tiểu đình có một tấm bia bằng đá rộng 1 m, cao 2 m dựng trên một nền đế rộng. Trên mặt bia khắc ba chữ Hán lớn "Vọng Giang đài", và một dòng chữ nhỏ ghi ngày tháng năm dựng bia: 'Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật' (Năm Minh Mạng thứ 18, tháng 7, ngày tốt). Vọng Hải Đài có lối kiến trúc giống như Vọng Giang Đài.
  10. Tương truyền trước đây tại động Huyền Không có hai chiếc vú đá nhỏ nước ngọt. Sau, một vú bị vua Thành Thái đến rờ nên đã tắt nguồn (theo Quách Tấn, Bước lãng du, tr. 233).
  11. Theo Quách Tấn, Bước lãng du, tr. 226 và .
  12. Phổ Đà Sơn là ngôi chùa nữ duy nhất trong hệ thống chùa chiền Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn lưu lại bút tích của vua Minh Mạng trong một lần đến thăm em mình. Tục truyền rằng ngày xưa có một bà Công chúa tên là Ngọc Lan (em vua Minh Mạng) đến ở tu. Nhà vua triệu về để lấy chồng. Bà gửi về một bài thơ và giải bày rằng hễ có người họa hay hơn thì mới chịu qui tục. Vua xem thơ, biết bà đã quyết đầu Phật, nên không ép nữa. Bài thơ ấy như sau:Thế sự nhìn xem rối cuộc cờ,Càng nhìn càng ngắm lại càng dơ.Khua tan tục niệm hồi chuông sớm,Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa.Châu Tử chán mùi nên giải ấn,Đỉnh chung lợm giọng hóa chay dưa.Lên đàng cứu khổ toan quay lại,Bể ái trông ra nước đục lờ.(Lược kể theo bài viết "Chùa và hang động tại Hỏa Sơn" trên website Bưu điện Đà Nẵng. ).
  13. Theo bài Hòn non bộ Xứ Quảng trên website Doanh nhân thành đạt .
  14. Quốc triều sử toát yếu, tr. 167.
  15. Lược kể theo sách Kiến thức phục vụ thuyết minh du lịch (Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr. 312-313) và bài viết của Nguyễn Quang Trung Tiến, nguồn đã dẫn.
  16. Theo Việt Nam đất nước giàu đẹp (tập 2), Nhà xuất bản Sự thật, 1083, tr. 215.
  17. Bang Nhãn là gọi theo tên chồng, bà tên là Lê Thị Liễu (1853-1927), quê làng Phụng Trì, nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà sáng tác nhiều nhưng đến nay chỉ còn lưu lại 2 bài, đó là bài "Qua cửa Hàn" và bài "Vịnh Ngũ Hành Sơn".
  18. Chép theo Quách Tấn, Bước lãng du, tr. 241. Có bản chép hơi khác.